TOP 13 HỌC VIỆN TRẺ CÓ LỢI NHUẬN CAO NHẤT THẾ GIỚI TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY (PHẦN 2)

20-05-22

Trong phần 1 của bài viết, mitom2 đã cùng các bạn điểm qua danh sách 7/13 học viện có lợi nhuận cao nhất thế giới tứ năm 2015 đến nay. Trong phần 2 của bài viết, hãy cùng xem 8 cái tên còn lại là những học viện nào, Top 1 chắc chắc sẽ là sự bất ngờ.

8. Chelsea

Chelsea nổi tiếng với việc đào tạo cầu thủ trẻ chất lượng thông qua học viện Cobham, rồi đem các cầu thủ này cho các câu lạc bộ khác mượn và cuối cùng là bán đứt.

Những cầu thủ như Tammy Abraham và Fikayo Tomori đã ra đi với mức phí chuyển nhượng cực lớn để đóng góp vào khoản lợi nhuận lên đến 210 triệu euro của đội bóng này. Bên cạnh đó, một cầu thủ khác cũng đang có màn thể hiện khá ấn tượng là Marc Guehi.

7. Atalanta

Atalanta là câu lạc bộ có mô hình hoạt động khá tốt, họ có triết lí chơi bóng rõ ràng và rất thành công trong việc bán các cầu thủ trẻ do mình tự đào tạo ra để thu về khoản lợi nhuận 211 triệu euro. 

Cầu thủ trẻ Amad Diallo chuyển đến Manchester United với mức phí có thể lên đến 40 triệu euro chỉ sau 5 trận đấu cho Atalanta tại Serie A trong khi những cầu thủ như Dejan Kulusevski và Franck Kessie cũng được các đại gia của Ý mua với mức giá khổng lồ.

Sự ra đi của Diallo chỉ chiếm 19% lợi nhuận mà Atalanta kiếm được từ việc bán cầu thủ trẻ, thấp nhất trong danh sách bán hàng của họ. Điều đó đủ để khẳng định chiến lược làm ăn của đội bóng này và rõ ràng nó đã thành công rực rỡ.

6. Bayer Leverkusen

Bayer Leverkusen là nơi sản sinh ra rất nhiều tên tuổi hàng đầu trong nhiều năm qua và kiếm được khoản lợi nhuận đáng kinh ngạc lên đến 213 triệu euro, nhưng không giống Atalanta, số tiền mà Bayer Leverkusen thu được đến từ một số cái tên rất lớn.

Kai Havert chuyển đến Chelsea với mức giá kỷ lục 75 triệu euro trong khi Kevin Kampl chuyển đến RB Leipzig với giá 20 triệu euro vài năm trước đó.

Florian Wirtz có thể sẽ là cái tên tiếp theo ra đi khi tiền vệ 18 tuổi này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các ông lớn tại Châu Âu, trong đó có FC Barcelona sau những màn trình diễn siêu hạng của mình.

5. Lyon

Học viện của Lyon là một trong những học viện thành công nhất ở Châu Âu và một trong những cái tên đáng chú ý nhất là Houssem Aouar hiện đang là trụ cột của đội bóng.

Đội bóng của Pháp đã kiếm được 270 triệu euro từ việc bán các cầu thủ trẻ của học viện, trong đó thương vụ chuyển nhượng Alexandre Lacazette chuyển đến Arsenal vào năm 2017 là lớn nhất trong số đó.

Alexandre Lacazette đã có một số khoảnh khắc ấn tượng tại Bắc London nhưng nhìn chung anh vẫn không đáp ứng được yêu cầu của đội bóng nếu so với số tiền mà Arsenal đã chi ra. Hiện cầu thủ 30 tuổi này có thể sẽ trở về Lyon thi đâu vào mùa hè này khi hợp đồng của anh với Pháo thủ sẽ đáo hạn sau khi mùa giải năm nay kết thúc.

“Tôi chưa bao giờ cắt đứt liên lạc với Olympique de Lyon kể từ khi tôi rời đi. Tôi cố gắng trở lại câu lạc bộ một hoặc hai lần một năm để gặp đội ngũ y tế vì chúng tôi có mối quan hệ thân thiết”, Lacazette nói.

Samuel Umtiti là một cái tên lớn khác xuất thân từ học viện của Lyon. Chuyển đến Barca với giá 25 triệu euro, khoảng thời gian đầu tiên thực sự là màu hồng với trung vệ này, nhưng các chấn thương nặng đã tàn phá sự nghiệp của anh và Barca cũng không mặn mà với việc giữ anh ở lại để xem bóng đá trực tuyến.

4. Ajax

Lợi nhuận 283 triệu euro từ việc bán cầu thủ trẻ, một trận bán kết UEFA Champions League 2019 và rất nhiều thành công khác trong nước của Ajax đã chứng minh mô hình hoạt động của đội bóng này là tốt đến thế nào kể từ năm 2015 trở lại đây.

Frenkie de Jong và Matthijs De Ligt là hai thương vụ mang về nhiều tiền nhất cho Ajax tuy nhiên, điều đáng nói nhất ở đội bóng này phải là chiến lược kinh doanh cầu thủ trẻ của họ được lên kế hoạch rõ ràng trong nhiều năm.

3. AS Monaco

AS Monaco từng là một trong những đội bóng chi tiêu mạnh tay nhất ở Châu Âu khi họ cố gắng chạy theo mô hình của PSG khi ký hợp đồng với những Radamel Falcao và James Rodriguez  trong một dự án mang tên “Dải ngân hà” nhưng cuối cùng đã thất bại thảm hại.

Tuy nhiên, kể từ năm 2015, họ đã kiếm được 285 triệu euro lợi nhuận từ việc bán các cầu thủ trẻ của mình trong đó 180 triệu euro đến một cách rất đơn giản, đó là bán Kylian Mbappe cho PSG.

Cuộc hành trình vào đến bán kết UEFA Champions League 2017 của họ đồng nghĩa với việc các ngôi sao tuổi teen của họ đã đạt đến độ chín và các câu lạc bộ lớn của Châu Âu đã lao vào “xâu xé” nhằm đưa những cầu thủ đó đi. Mbappe là thương vụ đắt nhất trong số đó.

2. Real Madrid

Los Blancos có một học viện được đánh giá là tốt bậc nhất thế giới với một số cầu thủ tên tuổi từng là học viên của học viện La Fabrica.

Việc Alvaro Morata chuyển đến Chelsea với giá 67 triệu euro vào năm 2017 là thương vụ lớn nhất là Real thực hiện qua đó đóng góp lớn vào khoản lợi nhuận  330  triệu euro, bên cạnh  đó, thương vụ chuyển nhượng Marcos Llorente đến Atletico Madrid cũng mang về một khoản thu lớn.

Với 3 chức vô địch UEFA Champions League liên tiếp kể từ mùa giải 2015/16. Có thể nói ngoài thành công về mặt thể thao thì Real Madrid cũng đã quá thành công với việc kinh doanh cầu thủ của mình.

1. Benfica

Một khoản lợi nhuận đáng kinh ngạc 379 triệu euro đã được thực hiện bởi Benfica kể từ năm 2015 đến nay và trong số đó, số tiền kiếm được từ thương vụ chuyển nhượng Joao Felix đến Atletico Madrid với mức giá 120 triệu euro là khoản thu cao nhất. Bên cạnh đó còn có các thương vụ khác như Bernardo Silva, Ederson và Ruben Dias chuyển đến Manchester City cũng thúc đẩy doanh số bán cầu thủ của đội bóng này.

 

Nhận định Karagumruk vs Konyaspor (00h30 ngày 16/3)

Nhận định, thông tin tỷ lệ, ý kiến chuyên gia, dự đoán bóng đá Karagumruk vs Konyaspor vào lúc 00h30 ngày 16/3, thuộc giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận định kèo giữa Sturm Graz với Lille, 0h45 ngày 8/3
Nhận định bóng đá Quảng Nam vs Bình Định, 17h00 ngày 3/3
Tiểu sử Emiliano Martinez – Thủ môn số 1 của CLB Aston Villa

Tiểu sử Emiliano Martinez - Chốt chặn quan trọng của CLB Aston Villa và đội tuyển Argentina, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.

Tin thể thao 23/3: Real suýt tuột thần đồng Brazil
Bóng đá VN 14/3: Việt Nam như đấu ‘tuyển Hà Lan’